1. Bộ Ký tự sử dụng trong C++
Bộ kí tự được phép
dùng để tạo nên những câu lệnh của ngôn ngữ C++ bao gồm:
-
Các chữ cái la tinh (viết thường và viết hoa): a .. z và A .. Z.
-
Dấu gạch dưới: _
-
Các chữ số thập phân: 0, 1, . ., 9.
-
Các ký hiệu toán học: +, -, *, /, % , &, ||,
!, >, <, = ...
-
Các ký hiệu đặc biệt khác: , ;: [ ], {}, #, dấu cách, ...
2.
Từ khoá
Một từ khoá là các từ dành riêng (reserved words), được qui định trước trong ngôn ngữ lập trình, cói một ý nghĩa xác định, thường dùng để chỉ
các loại dữ liệu hoặc kết hợp thành câu lệnh. Người lập trình không được phép đặt tên riêng trùng với từ khóa. C++ có các từ khóa cơ bản sau:
asm • auto • break • case • cdecl • char • class • const • continue • _cs • default • delete • do • double • _ds • else • enum • _es • extern • _export • far • _fastcall • float •for • friend • goto • huge • if • inline • int • interrupt • _loadds • long • near • new • operator • pascal • private • protected • public • register • return • _saveregs • _seg •short • signed • sizeof • _ss • static • struct • switch • template • this • typedef • union • unsigned • virtual • void • volatile • while
3.
Tên gọi (Nguyên tắc đặt tên).
Để phân biệt các thành phần, đối
tượng với nhau chúng cần có một tên gọi. Các tên gọi do người lập trình tự đặt phải tuân theo một
số qui tắc sau:
-
Là dãy ký tự liên tiếp (không chứa dấu cách) và
phải bắt đầu bằng chữ
cái hoặc gạch dưới.
-
Phân biệt kí tự in hoa và thường.
-
Không được trùng với từ khóa.
-
Số lượng chữ cái dùng để phân biệt tên gọi có thể được đặt
tuỳ ý.
-
Chú ý
các tên gọi có sẵn của C++ cũng tuân thủ theo đúng qui tắc trên.
Trong một chương trình nếu NSD đặt tên sai thì trong quá trình xử lý sơ bộ (trước khi chạy chương trình) máy sẽ báo lỗi (gọi là lỗi văn phạm).
Ví dụ 1 :
·
Các tên gọi sau đây là đúng (được phép): i, i1,
j, tinhoc, tin_hoc, luu_luong
·
Các tên gọi sau đây là sai (không được phép):
1i, tin hoc, luu-luong-nuoc
·
Các tên gọi sau đây là khác nhau: ha_noi,
Ha_noi, HA_Noi, HA_NOI, ...
4.
Chú thích trong chương trình
Chú thích là ghi
chú về nhiệm vụ, mục đích, cách thức của thành phần đang như
biến, hằng, hàm hoặc công dụng của một đoạn lệnh ... Các chú thích sẽ làm cho
chương trình sáng sủa, dễ đọc, dễ hiểu và vì vậy dễ bảo trì, sửa chữa về sau. Khi biên dịch máy các đoạn chú thích sẽ được bỏ qua.
Có 2 cách báo cho chương trình biết một đoạn chú thích:
-
Nếu chú thích là một đoạn kí tự bất kỳ liên tiếp
nhau (trong 1 dòng hoặc trên nhiều dòng) ta đặt đoạn chú thích đó giữa cặp dấu
đóng mở chú thích /* (mở) và */ (đóng).
-
Nếu chú thích bắt đầu từ một vị trí nào đó cho
đến hết dòng, thì ta đặt dấu // ở vị trí đó.
Chú ý: Cặp dấu chú thích /* ... */ không được phép
viết lồng nhau, ví dụ dòng chú thích sau là không được phép
/* Đây là đoạn chú thích /* chứa đoạn
chú thích này */ như đoạn chú thích con */
cần phải sửa lại như
sau:
·
hoặc chỉ giữ lại cặp dấu chú thích ngoài cùng
/* Đây là đoạn chú thích chứa đoạn chú
thích này như đoạn chú thích con */
·
hoặc chia thành các đoạn chú thích liên tiếp
nhau
/* Đây là đoạn chú thích */ /*chứa
đoạn chú thích này*/ /*như đoạn chú thích con */
0 Comments