1.
Lệnh lặp for
a.
Cú pháp
for (dãy biểu thức
1 ; điều
kiện lặp ; dãy biểu thức 2)
{ khối lệnh lặp;
[break;]
[continue;]
}
{ khối lệnh lặp;
[break;]
[continue;]
}
b. Thực hiện
Khi gặp câu lệnh for
trình tự thực hiện của chương trình như sau:
- Thực hiện dãy biểu thức 1 (thường là lệnh gán 1 giá trị cho 1 biến khởi đầu).
- Kiểm tra điều kiện lặp, nếu đúng thì thực hiện
khối lệnh lặp.
- Thực hiện dãy biểu thức
2 => quay lai kiểm tra điều kiện lặp.
- Lặp lại quá trình trên cho đến bước nào đó việc kiểm tra điều kiện lặp cho kết
quả sai thì dừng.
[break]
[continue]
[break]
Dùng để thoát ra khỏi (chấm dứt) các câu lệnh cấu trúc, chương trình sẽ tiếp
tục thực hiện các câu lệnh tiếp sau câu lệnh vừa thoát.
[continue]
Lệnh dùng để quay
lại đầu vòng lặp mà không chờ thực hiện hết các lệnh trong khối lệnh lặp.
2. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1 : Nhân 2 số nguyên theo phương pháp Ấn độ
void main()
{
long m, n, kq; //
Các số cần nhân và kết quả kq
cout << “Nhập m
và n: “ ; cin >> m >> n ;
for (kq = 0 ; m ; m
>>= 1, n <<= 1) if (m%2) kq += n ;
cout << “m nhân
n =” << kq ;
}
Ví dụ 2 : Tính tổng của dãy các số từ 1 đến 100.
Dùng
một biến đếm i được khởi tạo từ 1, và một biến kq để chứa tổng. Mỗi bước lặp
chương trình cộng i vào kq và sau đó tăng i lên 1 đơn vị. Chương trình còn lặp
khi nào i còn chưa vượt qua 100. Khi i lớn hơn 100 chương trình dừng.
void main()
{
int i, kq = 0;
for (i = 1 ; i <=
100 ; i ++) kq += i ;
cout <<
"Tổng = " << kq;
}
Ví dụ 3 : In ra màn hình dãy số lẻ bé hơn một số n nào đó được nhập vào từ bàn phím.
Dùng
một biến đếm i được khởi tạo từ 1, mỗi bước lặp chương trình sẽ in i sau đó
tăng i lên 2 đơn vị. Chương trình còn lặp khi nào i còn chưa vượt qua n. Khi i
lớn hơn n chương trình dừng.
void main()
{
int n, i ;
cout <<
"Hãy nhập n = " ; cin >> n ;
for (i = 1 ; i < n
; i += 2) cout << i << '\n' ;
}
0 Comments